Con người đang trở nên bận rộn và có rất ít thời gian để đi mua sắm hơn. Đó là lý do tại sao, mua sắm trực tuyến đang dần lên ngôi. Xây dựng website bán hàng là cách tiết kiệm, hiệu quả để các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Bạn chưa tin? Hãy đọc ngay 9 lý do dưới đây để hiểu vì sao cửa hàng bạn cần ngay một website bán hàng.
1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng
Nếu cửa hàng không có trang web riêng, khách hàng sẽ chỉ có thể mua hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, vào giờ mở cửa. Khách đến cửa hàng cũng thường là những người ở khu vực lân cận.
Khi có website, mọi chuyển sẽ đổi khác. Khách từ mọi nơi có thể vào trang web tìm hiểu thông tin về hàng hoá và đặt hàng, vào bất kì thời điểm nào trong ngày.
2. Website là kênh bán hàng riêng, ổn định
Website hoàn toàn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Nó sẽ không bị phụ thuộc vào chính sách bán hàng của các sàn TMĐT; hoặc phụ thuộc vào chính sách kiểm duyệt, quảng cáo của Fanpage. Khởi đầu có hơi khó khăn, khi chủ shop phải tìm được “nguồn traffic” cho website của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn với chiến lược phát triển nội dung và khách hàng đúng đắn “tài sản” riêng này của bạn sẽ tăng giá đáng kể.
Website bán hàng có tích hợp với phần mềm quản lý bán hàng; sẽ giúp cho việc vận hành, cập nhật thông tin đơn giản hơn rất nhiều.
3. Dễ dàng triển khai các chương trình marketing
Khi cửa hàng có website bán hàng, nó sẽ giúp bạn thực hiện các chương trình marketing hiệu quả đến khách hàng.
Cách truyền thống, cửa hàng thường sử dụng những hình thức tiếp thị như: phát tờ rơi, đặtbảng hiệu quảng cáo… Các hình thức này cũng bị hạn chế về khả năng tiếp cận khách hàng và lượng thông tin truyền tải.
Với website, shop có thể làm các hoạt động marketing online như: SEO, quảng cáo google, quảng cáo facebook. Marketing online sẽ giúp tiếp thị sản phẩm của bạn đến người dùng nhanh chóng. Đặc biệt là, chi phí marketing online thường thấp, và đo đếm được hiệu quả. Đây là cách không thể tốt hơn để gia tăng doanh số.
4. Triển khai dịch vụ khách hàng hiệu quả
Website không chỉ giúp bán hàng. Nó còn là kênh để bạn chăm sóc khách hàng cực kỳ hiệu quả.
Các công cụ như: bình luận trên sản phẩm, rating hàng hoá, hoặc live chat, giúp khách mua hàng tương tác với cửa hàng thuận tiện
Những thắc mắc và câu hỏi của khách hàng về sản phẩm sẽ được ghi nhận, phản hồi tương ứng.
Khi mua hàng, khách cũng để lại thông tin liên hệ. Về lâu dài, bạn sẽ có thông tin khách hàng, biết họ thói quen mua sắm của họ để thực hiện các chương trình ưu đãi hoặc upsales
5. Website giúp xây dựng thương hiệu
Một cửa hàng bán lẻ mới thường chưa chú ý đến việc xây dựng thương hiệu. Lúc này, người chủ còn phải xoay sở với việc làm sao để tăng doanh số bán hàng và cắt giảm chi phí.
Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu nếu được chú trọng và đầu tư bài bản; sẽ giúp kéo khách đến cửa hàng bán được hàng.
Xây dựng website bán hàng là một cách bền vững để làm thương hiệu. Bạn khó có thể gởi thông điệp “chuyên nghiệp” đến khách hàng khi mình không có 1 website. Ngược lại, khi có website; bạn có thể vun đắp dần nội dụng và hình ảnh cho nó. Website sẽ là một tài sản tích luỹ theo thời gian.
Chọn một mẫu website bán hàng, thiết kế bắt mắt, sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc xây dựng thương hiệu
6. Website bán hàng là kênh tuyển dụng tuyệt vời
Một trong web có thể là nguồn tốt để tuyển dụng nhân viên cho tương lai. Vị trí tuyển dụng việc có thể được quảng cáo trên web; Các ứng cử viên có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc gửi vào địa chỉ email của công ty. Bằng cách này, khâu tuyển dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
7. Website giúp tăng năng lực cạnh tranh
Không có web, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất một lượng lớn khách tiềm năng; vào tay các shop quy mô tương tự.
Nhưng điều cần lưu ý ở đây là; với website bán hàng, ranh giới giữa một shop nhỏ và một doanh nghiệp lớn được giảm xuống đáng kể. Trên website, bạn có thể đăng bán cả những hàng hoá mà mình không có tồn kho. Nhờ đó số lượng mặt hàng trưng bày sẽ đa dạng hơn; với chi phí tồn kho cực thấp.
8. Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng
Website giúp chia sẻ thông tin mới tới khách hàng danh chóng. Không chỉ cập nhật thông tin nhanh chóng; tải lên trang dễ dàng mà còn tốn ít thời gian cũng như công sức.
Trước đây, khi doanh nghiệp có thông tin mới muốn được chia sẻ đến khách hàng thường sử dụng phương thức phát tờ rới quảng cáo. Tuy nhiên, với cách thức này doanh nghiệp phải chi trả một số lượng không nhỏ tiền in ấn, phát hành cũng như thời gian quảng bá.
9. Phát triển, lựa chọn sản phẩm kinh doanh
Trang web có thể vừa sử dụng để quảng bá sản phẩm mới; kiểm tra tình hình phát triển của sản phẩm trên thị trường; vừa tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm cũ.
Các thống kê sẽ giúp chủ biết dòng sản phẩm nào đang được ưu chuộng, sản phẩm nào đã lỗi thời. Nhờ đó có chiến lược bán hàng, mua hàng hoặc phát triển sản phẩm phù hợp.